minus plus
KHÁM PHÁ “TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO” HUYỀN THOẠI CỦA VIỆT NAM

Thứ Hai, 17/1/2022

Xuân này đi chơi đâu? Đây có lẽ là một băn khoăn rất lớn của các bạn. Bạn đang cần một chuyến hành trình để khám phá, để tìm hiểu cái đẹp của dải S Việt Nam dịp đầu xuân?. Bạn cần một nơi vắng tiếng xe cộ, thành phố, một nơi hùng vĩ ở cảnh sắc, thoáng mát ở khí trời?. Vậy việc cần làm bây giờ là xách ba lô lên và đi cùng HTi nào! 
 
Vùng núi phía bắc của Việt Nam hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và thưởng ngoạn. Nó không chỉ nổi tiếng về sự hùng vĩ của cảnh sắc, khí hậu, văn hóa, tính cách con người ngoài ra nó còn biết đến những cung đường hiểm trở, những con đèo cao nhất của Việt Nam. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu tại sao tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam luôn là một trong những địa điểm lý tưởng thu hút nhiều khách du lịch đến chinh phục.
 

Đèo Ô Quy Hồ - Lào Cai

Đèo Ô Quy Hồ tọa lạc ở độ cao gần 2000m so với mực nước biển. Con đèo nằm trên quốc lộ 4D, nối liền 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Tên gọi Ô Quy Hồ gắn liền với tiếng gọi da diết của một loài chim cũng như gắn liền với một chuyện tình dang dở của một đôi trai gái. Ngoài ra Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi khác là đèo Mây, đèo Hoàng Liên( do đèo vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn). Con đèo dài 50km, độ cao, sự hiểm trở và chiều dài khiến đèo Ô Quy Hồ được mệnh danh là "vua đèo vùng Tây Bắc" có thể nói đây là một trong những con đèo có địa hình hiểm trở và là hùng vĩ vào diện bậc nhất của nước ta. Ngoài ra đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi khác là Cổng trời.

Đèo Khau Phạ - Yên Bái

Đèo Khau Phạ có độ cao trung bình từ 1.200m đến 1.500m và dài trên 30km. Con đèo đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có. Đèo đi qua đỉnh núi Khau Phạ ngọn núi cao nhất của xứ Mù Cang Chải. Khau Phạ theo tiếng Thái có nghĩa là “sừng trời’ do những đỉnh núi nhô cao có mây bao quanh tựa như những chiếc sừng. Khi chinh phục đèo Khau Phạ chúng ta nên đi vào dịp tháng 9, tháng 10 khoảng thời gian lúa chín nhuộm vàng Mù Cang Chải. Đường đèo có nhiều sỏi thường được bao phủ bởi một màn sương gây ra rất nhiều khó khăn khi chúng ta muốn chinh phục con đèo này.

Đèo Pha Đin - Điện Biên

Đèo Pha Đin dài khoảng 32 km, nằm ở độ cao hơn 1600m. Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, nghĩa là “Trời và Đất”, có nghĩa như nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Đèo Pha Đin nổi tiếng bởi vẻ đẹp của quang cảnh, dưới chân đéo lác đác những bản làng nhưng đi lên trên lưng chừng đèo thường có mây bao phủ chỉ còn nhìn thấy núi rừng hùng vĩ cùng bầu trời xanh thẳm.

Đèo Mã Pí Lèng - Hà Giang

Đèo Mã Pí Lèng dài khoảng 20 km, tọa lạc ở độ cao từ 1200-1400m so với mực nước biển. Tên gọi Mã Pí Lèng được gọi theo tiếng H’Mông có nghĩa là “sống mũi con Ngựa” ám chỉ có đoạn đèo nguy hiểm thẳng đứng như sống mũi con ngựa hoặc nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở. Cảnh quan trên đèo lởm chởm đá dựng, đỉnh điểm là đoạn qua sông Nho Quế 1 bên là nhìn ra sông một bên là đỉnh núi Mã Pí Lèng. Từ năm 2009, vùng núi Mã Pí Lèng đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đỉnh đèo là một trong những điểm quan sát toàn cảnh đẹp nhất ở Việt Nam, hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

A - Z Sitemap
Đào tạo ra những nhân tài trong ngành Khách sạn và Du lịch với hệ thống giáo dục và nghiên cứu đẳng cấp thế giới cho thời đại Công nghiệp 4.0, đồng thời phát triển mô hình quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề và cung cấp dịch vụ xã hội thông qua phương pháp vừa học vừa làm.
Lên đầu trang Facebook Tiktok Google + Youtube Hình ảnh Phản hồi