minus plus

Trường Du Lịch

Top 51-100 thế giới (QS World University Rankings 2023)

11 đại học Việt Nam vào top châu Á năm 2022

Thứ Tư, 3/11/2021

Tối 2/11, Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS AUR) công bố bảng xếp hạng các đại học tốt nhất châu Á. Việt Nam có 11 đại diện, đều là những trường đã xuất hiện từ năm ngoái nhưng xáo trộn thứ hạng khá rõ rệt. Trong 11 đại học, 5 trường tăng hạng, ba trường giữ nguyên vị trí và ba trường giảm.

Đại học Tôn Đức Thắng vươn lên dẫn đầu, giữ hạng 142 với 33,4 điểm. Trong ba năm liên tiếp, trường tăng vị trí rõ rệt, từ hạng 207 (năm 2020) và 163 (2021).

Dù bị Đại học Tôn Đức Thắng vượt qua, hai Đại học Quốc gia vẫn chứng tỏ được vị thế khi nhiều năm liền nằm trong nhóm trường đứng đầu Việt Nam. Theo bảng xếp hạng châu Á 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội đứng hạng 147 (tăng 13 bậc so với năm ngoái), Đại học Quốc gia TP HCM hạng 179 (giảm 21 bậc).

Đại học Duy Tân cải thiện thứ hạng rõ rệt khi từ nhóm 351-400 châu Á (năm 2021) lên 210. Xếp ngay sau, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng tăng hạng, từ nhóm 301-350 lên 281-290.

Sáu trường cũng quen thuộc, gồm Đại học Huế (hạng 401-450), Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng (cùng hạng 501-550), Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Kinh tế TP HCM (hạng 551-600), Đại học Công nghiệp TP HCM (601-650).

Thứ hạng và điểm số cụ thể của các đại học Việt Nam trong top châu Á như sau:

11 đại học Việt Nam vào top châu Á năm 2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm nay, Đại học Quốc gia Singapore tiếp tục dẫn đầu châu Á, bảo vệ được thành quả của ba năm trước. Những vị trí tiếp theo là Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), Đại học Hong Kong (Hong Kong), Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).

QS Asia năm 2022 xếp hạng cho 687 đại học châu Á, nhiều nhất từ trước đến nay. Trung Quốc có 126 trường được xếp hạng, nhiều nhất châu Á, kế đó là Ấn Độ và Nhật Bản.

11 tiêu chí đánh giá các đại học của QS Asia

Stt Tiêu chí Trọng số
1 Danh tiếng về học thuật 30%
2 Đánh giá của nhà tuyển dụng 20%
3 Tỷ lệ giảng viên/ sinh viên 10%
4 Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ 5%
5 Tỷ lệ bài báo xuất bản trên giảng viên 5%
6 Chỉ số trích dẫn trên mỗi bài báo 10%
7 Mạng lưới nghiên cứu quốc tế 10%
8 Tỷ lệ giảng viên quốc tế 2,5%
9 Tỷ lệ sinh viên quốc tế 2,5%
10 Tỷ lệ sinh viên trao đổi trong nước 2,5%
11 Tỷ lệ sinh viên học trao đổi nước ngoài 2,5%
 

Nguồn: https://vnexpress.net/11-dai-hoc-viet-nam-vao-top-chau-a-nam-2022-4380593.html?fbclid=IwAR3TEyjtT9tQsBzf8H7YYGyIEYFO7ZTpmThadwXsFNYOzJhQaL4UHTCJEYE

A - Z Sitemap
Đào tạo ra những nhân tài trong ngành Khách sạn và Du lịch với hệ thống giáo dục và nghiên cứu đẳng cấp thế giới cho thời đại Công nghiệp 4.0, đồng thời phát triển mô hình quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề và cung cấp dịch vụ xã hội thông qua phương pháp vừa học vừa làm.
Lên đầu trang Facebook Tiktok Google + Youtube Hình ảnh Phản hồi